Theo Quyết địch 1327-QĐ/TU ngày 23/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Nhiệm vụ của Ban Dân vận Tỉnh ủy như sau:
1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
1.1. Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, chương trình công tác dân vận và chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
1.2. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện.
1.3. Tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ở địa phương; hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
1.4. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo dõi, tổng họp tình hình nhân dân (bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân), báo cáo và tham mưu kịp thời với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận và xử lý những vấn đề phát sinh.
1.5. Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hóa nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
1.6. Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.
1.7. Thực hiện các công việc về hành chính nội bộ của cơ quan.
1.8. Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Dân vận Tỉnh ủy. Phân công cán bộ, chuyên viên theo dõi ngành, địa phương, đơn vị; cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, ban cán sự đảng, đảng đoàn.
1.9. Thực hiện sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
2.1. Việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận.
2.2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp ủy và cán bộ làm công tác dân vận của Đảng trong tỉnh.
3. Thẩm định, thẩm tra
3.1. Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét quyết định.
3.2. Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh... có liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.
4. Phối hợp
4.1. Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về công tác dân vận.
4.2. Phối hợp với các ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.
4.3. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan và các hội quần chúng trong công tác vận động nhân sỹ, trí thức, người có uy tín trong nhân dân và chức sắc trong tôn giáo; trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
4.4. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Dân vận Tỉnh ủy.
4.5. Phối họp với Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy; phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và công tác đảm bảo phục vụ theo quy định.
4.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao