Sự thay đổi toàn diện về phân cấp, phân quyền đã nâng tầm chính quyền cơ sở, biến cấp xã từ “vùng trũng” về năng lực thành một “mắt xích” quan trọng, hiện đại, chuyên nghiệp và đầy triển vọng.

Song hành với quá trình phân cấp, phân quyền trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp là một cuộc cải tổ sâu rộng về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức. Việc chuẩn hóa cán bộ trên toàn hệ thống, từ cấp cơ sở đến Trung ương như một luồng gió mới thổi vào bộ máy chính quyền cấp xã – nơi trước đây từng được xem là cấp thấp nhất với yêu cầu trình độ không cao.
Giờ đây, sự thay đổi toàn diện này đã nâng tầm chính quyền cơ sở, biến cấp xã từ “vùng trũng” về năng lực thành một “mắt xích” quan trọng, hiện đại, chuyên nghiệp và đầy triển vọng. Đó không chỉ là sự thay đổi về mặt hình thức, mà còn là một bước nhảy vọt về chất lượng, mở ra cơ hội để cấp xã trở thành nền tảng vững chắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của cả hệ thống chính quyền địa phương.
Xoá bỏ ranh giới giữa cán bộ các cấp
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, để mô hình chính quyền 2 cấp vận hành hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính là nhân tố quyết định. Chính vì vậy, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông và đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã. Đây là một bước tiến lịch sử, xóa bỏ ranh giới giữa cán bộ cấp xã và cấp tỉnh, đảm bảo mọi cán bộ đều được đánh giá và bổ nhiệm dựa trên năng lực thực sự.
Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông và đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã. Đây là một bước tiến lịch sử, xóa bỏ ranh giới giữa cán bộ cấp xã và cấp tỉnh, đảm bảo mọi cán bộ đều được đánh giá và bổ nhiệm dựa trên năng lực thực sự. |
Với việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà mong muốn với cán bộ công chức các xã nhận thức được đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của cấp xã để đáp ứng yêu cầu vận hành của chính quyền địa phương là cấp gần dân nhất để phục vụ Nhân dân.
Đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) xác định có 17 nhiệm vụ, quyền hạn, tăng 10 nhiệm vụ quyền hạn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường thì có 23 nhiệm vụ quyền hạn, tăng 12 nhiệm vụ quyền hạn so với luật hiện hành. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ từ cấp huyện chuyển về...
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đối với mô hình mới, Ủy ban Nhân dân cấp xã, nhất là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã chính là hiện thân cụ thể nhất của chính quyền trong mắt Nhân dân, là người lãnh đạo tại chỗ, người điều hành tại hiện trường và là người chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả quản trị tại địa phương.
“Hơn lúc nào hết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cần phải am hiểu về pháp luật, vững vàng về hành pháp và minh bạch, hành xử gần gũi với Nhân dân để có thể đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong việc điều hành của chính quyền địa phương cấp xã,” Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Cơ hội phát triển ngang bằng cho cán bộ toàn hệ thống
Sự đổi mới trong công tác cán bộ được thực hiện đồng thời việc xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp không chỉ mang ý nghĩa cải cách hành chính mà còn khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một nền công vụ hiện đại, minh bạch và vì dân.
.jpg)
Giáo sư, Tiến sỹ Văn Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định tất cả mọi chủ trương, đường lối của Đảng chỉ có thể được thực hiện thắng lợi khi bố trí đúng cán bộ. Đội ngũ cán bộ phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Theo ông Lý, với cán bộ cấp xã, việc tránh tình trạng lạm quyền, cục bộ giữa các xã, quan liêu hay xa rời thực tiễn là rất quan trọng. Để làm được điều đó, người cán bộ phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và bổn phận của mình. Như Bác Hồ từng nói, cán bộ phải là “đầy tớ trung thành của Nhân dân,” Nhà nước và chính quyền được xây dựng để phục vụ Nhân dân.
“Công tác cán bộ cần tập trung vào ba yếu tố cốt lõi. Thứ nhất là tiêu chuẩn cán bộ, đảm bảo lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực. Thứ hai là phải lựa chọn đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Thứ ba là bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là những yếu tố nền tảng để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa có tâm, vừa có tầm,” Giáo sư, Tiến sỹ Văn Trung Lý cho hay.
Việc thống nhất tiêu chuẩn cán bộ từ Trung ương đến cấp xã không chỉ giúp nâng cao chất lượng đội ngũ mà còn tạo điều kiện để cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, có cơ hội phát triển ngang bằng với các cấp khác. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của người dân.
Việc thống nhất tiêu chuẩn cán bộ từ Trung ương đến cấp xã không chỉ giúp nâng cao chất lượng đội ngũ mà còn tạo điều kiện để cán bộ cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, có cơ hội phát triển ngang bằng với các cấp khác. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của người dân.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ thì cho rằng khi thống nhất tiêu chuẩn công chức từ cấp cơ sở đến trung ương thì có liên thông trong công tác cán bộ do không có sự chênh lệch về trình độ, có thể điều cán bộ tỉnh về hoặc điều cán bộ xã lên tỉnh.
Tuy nhiên, ông Dĩnh khẳng định muốn liên thông thì từ đầu vào, đầu ra, chế độ chính sách, kể cả chế độ đào tạo bồi dưỡng đều phải như nhau thì mới có chất lượng đồng đều được. Nếu cán bộ làm tốt có thể đưa lên tỉnh hoặc nếu cần thiết thì đưa cán bộ từ cấp tỉnh về.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cũng cho rằng cần đầu tư vào nguồn nhân lực ở cấp xã và cơ sở, bao gồm tăng lương công chức, xác định rõ ràng nhiệm vụ và chức năng, quy trình tuyển dụng minh bạch, đào tạo thường xuyên tại chỗ và các cơ chế mạnh mẽ để giữ chân nhân sự có năng lực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh đang tụt hậu.
Cần sự dũng cảm, sự hy sinh của cán bộ
Trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước, việc xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp là một bước tiến trong quản lý hành chính. Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh để việc triển khai đạt hiệu quả cao, phải đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, bởi đây là mấu chốt quyết định sự thành công hay thất bại.
Trong cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính hồi đầu tháng Sáu, Tổng Bí thư cũng đặc biệt quan tâm tới việc làm tốt công tác bố trí, sắp xếp cán bộ theo đúng nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn của cấp trên gắn với làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ bị tác động, ảnh hưởng, không để phát sinh những vấn đề phức tạp về nội bộ.
(1).jpg)
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn chỉ ra rằng một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Vừa qua, các chủ trương, chính sách của Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy được Nhân dân rất đồng tình, ủng hộ, nhưng một bộ phận cán bộ lại tâm tư. Tổng Bí thư lưu ý rằng đây là điều cần xem lại, bởi cán bộ, Đảng viên là người thực hiện, nhưng nếu tâm tư thì không thể giải thích cho người dân được.
Trong bài viết Bài viết 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì sự một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu”./.
Tổng bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Chúng ta đang đứng trước vận hội lớn. Mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân đều là một mắt xích quan trọng trong guồng quay cải cách mạnh mẽ này. Mỗi người dân Việt Nam, trong nước hay ở nước ngoài, đều có vai trò và trách nhiệm công dân trong việc đưa đất nước đi lên, vượt qua khó khăn, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, làm chủ tương lai của chính mình.
Hãy để mỗi ngày làm việc là một ngày kiến tạo. Hãy để mỗi người là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới. Hãy để tinh thần cách mạng tấn công mạnh mẽ, quyết liệt và sáng tạo, thấm đẫm hồn dân tộc trong từng hành động, từng quyết sách và từng bước phát triển đi lên."
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/